Trở lại vào thời điểm tháng 11/2014, vụ đột nhập và lấy đi nhiều thông tin dữ liệu quý giá trong mạng lưới thông tin của Sony. Thiệt hại không chỉ tính trên số lượng thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài mà còn tính tới những tài liệu tuyệt mật quý giá mà Sony không hề muốn chia sẻ ra bên ngoài.
Một trong những tài liệu như vậy vừa bị phát tán ra bên ngoài có nội dung liên quan đến cùng vụ tấn công đã khiến cả Sony phải lâm vào tình trạng khốn đốn khi chỉ có thể sử dụng các phương tiện công nghệ của những năm 90 để làm việc.
Theo cây viết Peter Elkind đến từ tạp chí Fortune viết, người đã "khai quật" lên câu chuyện khá xưa cũ này của Sony viết: "Kể từ thời khắc phần mềm độc hại phát tán - khá nhiều tháng sau khi nhó tin tặc tấn công vào hệ thống - nó đã làm tê liệt và đưa cả Sony Pictures trở về thời đại của Betamax chỉ trong vòng 1 giờ sau khi xâm nhập. Trường quay phải cắt giảm đi để tập trung sử dụng máy fax, giao tiếp thông qua các thông điệp đã được niêm yết và hơn 7000 nhân viên phải chịu trả lương theo séc giấy".
Nói cách khác, chỉ trong một thời gian ngắn, công ty dường như đã quay ngoắt trở lại thời kỳ của những nămg 1993.
Màn hình với những thông điệp đe dọa từ nhóm tin tặc tấn công Sony Pictures.
Lý do khiến tất cả mọi thứ đảo lộn nhanh chóng như vậy tại Sony được lý giải bởi thiệt hại gây ra bởi nhóm tin tặc là quá lớn. Không chỉ gửi những thông điệp đe dọa lên trên màn hình của nhân viên, chúng còn ăn cắp tất cả các dữ liệu, đồng thời áp dụng thuật toán xóa dữ liệu đặc biệt cho phép ghi đè dữ liệu theo bảy cách khác nhau khiến dữ liệu gần như khó có thể khôi phục và việc truy tim dấu vết cũng trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù câu chuyện về Sony Pictures đã tạm lắng xuống những rõ ràng, vấn đề bảo mật và an ninh mạng tại nhiều công ty công nghệ hiện nay vẫn còn là một điểm yếu "cố hữu" cần sớm có hướng đi giải quyết hiệu quả từ phía các nhà quản trị hệ thống và sự tư vấn của các chuyên gia an ninh mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét