những bài văn cười ra nước mắt

Filled under:









Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận nàng Kiều trong thời đại phong kiến.

Bài làm:

"Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Bài làm:

"... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ.

Bài làm:

".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

Đề 4: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?

Bài làm:

" Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái".

Bài làm:

"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...."

Đề 6: Em hãy cho biet sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Bài làm:

"Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

Đề 7: Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?

Bài làm:

" Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."

Đề 8: Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?

Bài làm:

Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" !!!

Đề 9: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Bài làm:

"... người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm:

"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Bài làm:

"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm:

- Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!! 




---------------------------------





Chán dời cắt tóc đi tu
Nghĩ đi nghĩ nghĩ lại ... đi tù sướng hơn
trong tù làm chủ giang sơn
một căn phòng đá với dăm ba thằng



---------------


lại típ nè
Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT vừa qua có không ít bài văn phân tích đọan thơ trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm đã làm các thầy cô cười ra nước mắt. 


Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (chương trình không phân ban) năm học 2007-2008 có hai đề, thí sinh được chọn một; trong đó, đề I, câu 3 yêu cầu như sau : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.



Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhưng có không ít bài đọc xong nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em về những câu thơ:Chó ngộ một đàn /Lưỡi dê dài sắc máu /Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang/Mẹ con đàn lợn âm dương /Chia lìa đôi ngả.



Xin chép ra đây... 10 đoạn văn “tiêu biểu” nhất:



1. Chó ngộ một đàn/ Lưỡi dài lê sắc máu. Những con chó thì kiệt sức, mệt mỏi, không phải một hay hai con mà từng đàn “lưỡi dài lê sắc máu” chúng chỉ còn chờ chết, chúng đã cùng đường không còn lối thoát “kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang”!Tiếp đến là: Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa đôi ngả. Lợn là một loài được mệnh danh là động vật ăn tạp và dễ nuôi, thế mà mẹ con đành phải đôi ngã chia ly, âm dương cách biệt!



2. Tuy đọc qua chỉ thấy toàn là hình ảnh của những con vật nhưng cũng gây sốc đối với độc giả. Những đàn chó thì bị sức ép của bom đạn hay mũi giày của Pháp khiến cho chúng thương tích đầy người “lưỡi dài lê sắc máu”. Những con lợn con đang vui đùa bên mẹ, nhưng bỗng chốc lại mồ côi, mẹ mất con, con mất mẹ, từ nay sống hai bên âm dương thế giới.



3. Bọn giặc quá tàn bạo hung dữ cả xúc vật “chó ngộ một đàn” - chúng giết chó bằng thuốc độc, tàn sát chúng thảm hại “lưỡi dài lê sắc máu”. Còn đàn lợn con chưa biết gì thì cướp đi người mẹ của chúng. Thương thay cho đàn lợn con vì phải chia lìa mẹ, âm dương cách biệt đôi ngã.



4. Nhìn những chú chó ngày nào còn quây quần bên chủ được ăn những bữa ăn ngon và cùng quấn quít bên người chủ nó mà giờ đây lại ngộ một đàn. Dường như chúng ta bây giờ có thể tưởng tượng ra được những gương mặt đáng thương, hoảng loạn của những chú chó đó.



5. Bọn giặc còn đàn áp “mẹ con đàn lợn” vào ngõ cụt không còn lối thoát, phải “chia cắt âm dương”, “chia lìa đôi ngả”.



6. Tàn bạo hơn nữa là những đàn chó dễ thương kia, chúng có tội gì đâu mà giờ đây lại “lưỡi dài lê sắc máu”!



7. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu/Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Ba câu thơ trên muốn nói đàn chó chạy hỗn loạn, chạy mệt đến nổi “lưỡi dài lê sắc máu”, cuối cùng kiệt sức ở “ngõ thẳm bờ hoang”!



8. Chó ngộ một đàn/Lưỡi dài lê sắc máu. Những chú chó cũng thật tội nghiệp, lưỡi dài lê thê đẫm đầy máu!



9. Khi kéo quân vào thì bọn giặc đã làm cho nhân dân trở nên khổ sở đau thương, ruộng thì khô, nhà thì cháy, chó thì đã chia lìa, lưỡi lê thì đẫm máu của nhân dân!



10. Mẹ con đàn lợn đang sống hạnh phúc bên nhau, chỉ vì bọn giặc kéo đến đã làm thay đổi mọi thứ, mẹ con đàn lợn từ đây mỗi người một ngã, âm dương cách biệt!...



Đọc lại sách Văn học 12, tập I, ai cũng thấy: khi giới thiệu bài thơ “Bên kia sông Đuống”, các tác giả soạn sách giáo khoa đã giải thích khá rõ:



+ Chó ngộ: chó dại



+ Đàn lợn âm dương: tranh lợn làng Hồ có xoáy âm dương xanh đỏ - tượng trưng loại lợn giống tốt, hay ăn chóng lớn. Ngày Tết, người ta treo tranh lợn âm dương để mong chăn nuôi phát đạt!


Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

Bài làm:

- Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!


-----------------------------




tiếp nữa nhé 

"Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)
2.- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

3.- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

3.“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.



---------------------------------------




0 nhận xét:

Đăng nhận xét