Những cách mà bộ não đánh lừa chính bản thân bạn
1. Thỏa mãn ngôn ngữ
Bạn đã bao giờ lặp đi lặp lại một từ nhiều lần và thấy rằng sau một thời gian nó bắt đầu mất đi ý nghĩa, hay bạn không còn hiểu được tại sao nó có ý nghĩa như vậy? Các nhà khoa học đã nghiên cứu và gọi nó là hiện tượng “thỏa mãn ngôn ngữ”. Nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn lặp đi lặp lại một từ, não bộ của bạn bắt đầu lẫn lộn về ý nghĩa thực sự của từ đó.
Ví dụ nếu bạn nhắc đến từ ‘bút’, não bộ sẽ bắt đầu hình dung nên ý nghĩa và hình ảnh của chiếc bút, liên kết chúng lại với nhau giúp bạn có thể hiểu được nghĩa của từ ‘bút’. Tuy nhiên nếu lặp lại một số lần liên tiếp, bộ não của bạn sẽ ít có khả năng liên kết từ “bút” với ý nghĩa và hình ảnh của chiếc bút, khiến bạn không thể xác định được bút là cái gì trong một khoảng thời gian ngắn.
Hiện tượng này góp phần lý giải sự ám ảnh của con người bởi những từ ngữ vô nghĩa, sự ám ảnh không thể kiểm soát và giải thích khi lặp lại những từ ngữ đó.
2. Cảm xúc ngoại vi
Điều này liên quan tới nhận thức của bộ não và phản ứng của cơ thể trước những cảm xúc ngoại vi, tác động xung quanh. Ví dụ như nếu bạn gặp phải gấu hay hổ trong rừng, bạn cảm thấy sợ hãi, bộ nào truyền tín hiệu làm tim bạn đập nhanh và toát mồ hôi. Tuy nhiên thực tế loại hoàn toàn ngược lại, cảm xúc ngoại vi xuất hiện ngay khi bạn cảm nhận điều gì đó bất ổn, tim bạn đập nhanh và mồ hôi toát ra, tín hiệu đưa về bộ não và khiến bạn bắt đầu thấy sợ hãi. Mặc dù vậy một số nhà khoa học lại tin rằng cảm xúc ngoại vi là một vòng lặp, gần giống như câu chuyện “quá trứng có trước hay con gà có trước”.
3. Vòng lặp suy nghĩ khiến mất tập trung
Hiện tượng này là những suy nghĩ mắc kẹt trong đầu của bạn mà não bộ không thể giải quyết. Dễ thấy nhất là khi bạn hát nhẩm trong đầu một bài hát, nhưng lại không nhớ hết được lời của bài hát. Sau khi hát xong một câu, bộ não sẽ cố gắng chuyển sang câu hát tiếp theo, tuy nhiên bạn lại không thuộc lời bài hát đó. Bộ não của bạn khi đó bị mắc kẹt trong một vòng lặp, cố gắng bắt đầu lại và kết thúc bài hát, rồi bạn chợt nhật ra mình vô thức hát đi hát lại một câu trong bài hát đó mà không thể tập trung suy nghĩ làm việc khác. Hiện tượng này có thể khiến chúng ta mất tập trung trong một khoảng thời gian, ngắn hay dài là tùy vào từng người. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra cách thức để phá vỡ vòng lặp mất tập trung này bằng cách sử dụng những câu đố đảo chữ, bắt não bộ tập trung suy nghĩ vào một điều khác.
4. Hiệu ứng GPS
GPS và các ứng dụng bản đồ giúp chúng ta xác định vị trí, tìm đường và điều hướng một cách vô cùng tiện lợi. Mặc dù vậy có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng GPS và các ứng dụng này sẽ dần khiến chúng ta mất cảm giác về phương hướng, không gian, trí nhớ và cả trí thông minh.
Thường xuyên sử dụng khả năng không gian, lập bản đồ và nhớ các tuyến đường giúp não bộ của chúng ta phát triển mạnh hơn. Nghiên cứu với những tài xế taxi ở London cho thấy, các tài xế taxi có sự gia tăng chất xám sau một khóa đào tạo ghi nhớ 320 tuyến đường, 25.000 khu phố và 20.000 địa điểm khác nhau.
5. Không cảm giác
Bộ não tiếp nhận thông tin từ các cơ quan cảm giác, hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc giác để phân tích và xử lý chúng giúp bạn có cảm nhận về thế giới xung quanh. Tuy nhiên nếu các cảm giác bên ngoài bị loại bỏ hoàn toàn, bộ não sẽ tự tạo ra các tín hiệu và đánh lừa chính bản thân bạn.
Một thử nghiệm trong căn phòng “không cảm giác”, người thử nghiệm sẽ được yêu cầu ở trong căn phòng không có âm thanh, ánh sáng, mùi vị trong một khoảng thời gian để xem phản ứng của não bộ. Kết quả cho thấy xuất hiện những ảo giác về hình ảnh, khứu giác, một số người xuất hiện cảm giác sợ hãi. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng này do các thông tin mà bộ não tạo ra và đánh lừa chính bạn, sau khi ra khỏi căn phòng đó bạn sẽ không thể phân biệt đâu là thật và đâu là những gì bộ não bạn tạo ra.
6. Đồng cảm
Con người có sự đồng cảm, đó là một cảm giác chân thực khi bạn nghe một câu chuyện buồn hoặc cảm thấy đau khi nhìn thấy bạn mình bị đứt tay, mặc dù cơ thể bạn hoàn toàn không bị tổn thương. Các nhà khoa học đã sử dụng máy quét MRI để kiểm tra phản ứng của não bộ trong các trường hợp khác nhau.
Kết quả cho thấy một phần của não chịu trách nhiệm cho việc này, được gọi là “khu vực gương” có các tế bào “thần kinh gương”. Về cơ bản nhiệm vụ của khu vực này sẽ giúp chúng ta cảm nhận những cảm giác tương tự như của người khác, hay còn gọi là sự đồng cảm. Thực chất là bộ não đang đánh lừa chính bạn.
7. Ký ức có thể thay đổi
Nhiều người trong chúng ta sẽ nhờ những kỉ niệm khó quên trong quá khứ và có thể kể lại một cách dễ dàng với bạn bè trên bàn nhậu hay chém gió ca phê, tuy nhiên thực tế những gì bạn nhớ như in có thể là một ký ức đã bị thay đổi. Nghiên cứu cho thấy, trí nhớ của chúng ta giống một bộ lõi bị khoét, do chúng ta không thể nhớ được 100% quá khứ, lúc đó bộ não sẽ lấp những khoảng trống đó bằng những ký ức giả dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sống hiện tại của bạn. Hiện tượng này nếu nặng có thể gây ra sự hoang tưởng.
8. Say ngủ
Bạn đã từng say rượu vì uống quá nhiều, vậy bạn đã từng bao giờ say ngủ vì ngủ quá nhiều chưa? Theo kết luận của các nhà khoa học, khi ngủ quá nhiều có thể gây ra tình trạng chếnh choáng giống như bị say rượu. Khi bạn ngủ quá lâu, bộ não có thể bị lẫn lộn và tạo ra trạng thái giữa ngủ mơ và thực. Sự nguy hiểm của nó giống như việc bạn uống quá nhiều rượu, bộ não sẽ mất khả năng nhận thức cũng như các phản xạ và hành động thông thường.
9. Ảo giác Hypnagogic
Đây là hiện tượng ảo giác xảy ra khi bạn đang ngủ nhưng chưa thực sự ngủ sâu. Các ảo giác có thể là hình ảnh hoặc âm thanh mà bạn đã trải qua trong ngày hoặc trước khi ngủ, chúng xảy ra khi bộ não của bạn vẫn còn một phần ý thức và thường gặp ở những người khỏe mạnh. Hiện tượng đánh lừa này thường gặp khi bạn xem một bộ phim, độc một cuốn truyện hoặc chơi game trước khi đi ngủ.
Tham khảo: Listverse
0 nhận xét:
Đăng nhận xét